Thứ ba, 15-10-2024 
Menu Close Menu
Tin tức > Tin Tổng hợp
Viện KHTL Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024
Sáng ngày 18/7/2024, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024.

Tham dự Hội nghị có GS.TS. Trần Đình Hòa - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện, TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện - Chủ tịch Công đoàn Viện; PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Phó Giám đốc Viện; Các đồng chí trong Đảng ủy Viện, toàn thể lãnh đạo các Ban tham mưu, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện, Đại diện Công đoàn và Đoàn Thanh niên Viện.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Phó Giám đốc Viện cho biết trong bối cảnh hết sức khó khăn, tuy nhiên toàn Viện đã nỗ lực bám sát nhiệm vụ trọng tâm đặt ra của 6 tháng đầu năm 2024, Viện đã chỉ đạo một cách quyết liệt, toàn thể cán bộ trong Viện đã cố gắng, đoàn kết, sáng tạo nên đã triển khai thực hiện một khối lượng công việc lớn, đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Viện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tính toán vận hành điều tiết liên hồ chứa thuộc lưu vực sông Hồng và các hồ Tả Trạch, Dầu Tiếng, Ia Mơr năm 2024 hỗ trợ công tác điều hành phòng chống thiên tai của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Cung cấp kịp thời thông tin dự báo nguồn nước với độ tin cậy cao và xây dựng kế hoạch sử dụng nước một cách linh hoạt góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn cho sản xuất lúa vùng ĐBSCL, đặc biệt cho mùa hạn 2023-2024; Cập nhật dự báo xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 và khả năng lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt báo cáo nhanh hàng tuần về Bộ, Cục Thủy lợi, các địa phương và cung cấp số liệu cho các cơ quan truyền thông để thông tin phục vụ sản xuất...

6 tháng đầu năm 2024, Viện cùng các đơn vị thành viên chủ trì thực hiện 66 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp gồm: 22 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc gia; 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ; 06 nhiệm vụ theo kênh PTNTĐ; 15 nhiệm vụ cấp Tỉnh; 02 nhiệm vụ môi trường và 04 nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn. Hiện đã tổ chức nghiệm thu 01 đề tài cấp Bộ và 03 đề tài cấp Tỉnh đúng theo tiến độ thực hiện. Các buổi họp tổ chuyên gia và Hội thảo khoa học với nhiều quy mô khác nhau thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu; Đã phối hợp với Bộ KH&CN tiến hành kiểm tra định kỳ và kiểm tra thực địa các đề tài, dự án theo quy định

Một số công nghệ thế mạnh của Viện tiếp tục được triển khai vào thực tiễn thông qua các hợp đồng dịch vụ, tư vấn có thể kể đến như Áp dụng bao địa kỹ thuật khối lớn để thay thế bao tải cát thông dụng cho dự án Xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực An Lạc, thành phố Hồng Ngự và khu vực Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao chất lượng công trình, đặc biệt là hạng mục nằm dưới nước; Áp dụng giải pháp thi công thả đá hộc và thả thảm đá bằng hệ thống phao lắp ghép cho công trình Gia cố sạt lở bờ sông Đồng Nai, đoạn ấp 8, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú (giai đoạn 1); Áp dụng sáng chế “Cấu kiện bê tông đúc sẵn tạo mảng mềm tự chèn 3 chiều có khả năng ngàm khóa biên” để thiết kế cho 01 công trình khu vực tỉnh Trà Vinh được địa phương đánh giá cao; Cung cấp thiết bị và đại tu tổ máy bơm tuần hoàn số 5 cho Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh; Triển khai tại nhiều địa phương hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ ra quyết định điều hành các hồ chứa phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và được đánh giá cao; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, WEBGIS, tưới tiêu thông minh, công nghệ đo đạc, giám sát, điều khiển, điều tiết nước nội đồng để chuyển giao vào sản xuất thông qua dự án hợp tác quốc tế với Nhật Bản, đề tài tiềm năng và đề tài cấp tỉnh ở: Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình...

Đối với công tác hợp tác quốc tế, trong 06 tháng đầu năm Viện tiếp tục triển khai Đề tài nghị định thư với ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc về xây dựng mô hình tích hợp mô phỏng các quá trình khí tượng, thuỷ văn, thuỷ lực và đại dương; Thoả thuận hợp tác nghiên cứu chung với ĐH Michigan, Hoa Kỳ về phát triển, cải tiến các công cụ tích hợp mô hình vận hành hồ chứa vào mô hình thuỷ văn (mã nguồn mở) ở các lưu vực sông xuyên biên giới, đặc biệt là sông Mê Công và sông Hồng; Thoả thuận hợp tác và chuyển giao công nghệ giám sát và dự báo hạn hán với Trung Tâm PCTT Châu Á (ADPC), Thiết lập hợp, xây dựng dự án đào tạo ngắn hạn với Bộ Môi trường (MoE) Nhật Bản...

Bên cạnh đó, các công tác khác của Viện như công tác tổ chức cán bộ ổn định, hành chính quản trị và quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện theo đúng kế hoạch và các quy định quy chế hiện hành; công tác tài chính đảm bảo cho các hoạt động của Viện, chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước.

Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong 06 tháng cuối năm có thể kể đến đó là Hoàn thiện và trình Bộ phê duyệt đề án sắp xếp tổ chức và hoạt động bộ máy của Viện và các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả theo Nghị quyết 19 và gắn với định hướng khoa học công nghệ mũi nhọn đã được phê duyệt; Hoàn thiện trình Bộ phê duyệt đề án quản lý, khai thác tổng hợp khu nghiên cứu, đào tạo tại Hòa Lạc; Tiếp tục bám sát định hướng các mũi nhọn về khoa học công nghệ của Viện, bám sát tình hình thực tiễn, khung và kế hoạch thực hiện của các chương trình KHCN để tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ KHCN có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ KHCN từ các Chương trình đạt hiệu quả cao; Đẩy mạnh hoạt động tiếp cận địa phương, doanh nghiệp, các Cục/Vụ chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT (nhiệm vụ dịch vụ sự nghiệp công) để phát triển thị trường công việc, bù vào những khó khăn ở các thị trường truyền thống; Triển khai tốt các nhiệm vụ tư vấn, chuyển giao, các hoạt động đăng ký bản quyền; Đa dạng và nâng tầm hoạt động hợp tác quốc tế để duy trì và phát triển các mối quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, trường, viện, xây dựng liên minh các tổ chức khoa học nhằm vận động các dự án tài trợ, nghiên cứu, chuyển giao KHCN và phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Tiếp tục tăng cường công tác đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ, tiến bộ kỹ thuật, công bố quốc tế, đăng ký tham gia các giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước, Bông lúa vàng, VIFOTEC...; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động đào tạo, chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất....

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, trao đổi của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện có mặt tại buổi sơ kết, thay mặt Đảng ủy - Ban Giám đốc Viện, GS.TS. Trần Đình Hòa - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện đề nghị trong giai đoạn 06 tháng cuối năm 2024, 03 ban tham mưu của Viện xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị về tổ chức hành chính, khoa học công nghệ và tài chính kế toán; lãnh đạo các đơn vị lan tỏa cho các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị mình về nội dung và tinh thần của Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024.; Các đơn vị trong Viện đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số, sử dụng văn phòng điện tử...

Ngoài ra, để chuẩn bị cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm ngành thủy lợi và kỷ niệm 65 năm thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, , GS.TS. Trấn đình Hòa đề nghị Ban Kế hoạch Tổng hợp phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện chuẩn bị các poster trưng bày, sản phẩm công nghệ... tại Hội nghị khoa học chào mừng 80 năm thành lập ngành.thủy lợi; Các đơn vị trực thuộc Viện động viên các cán bộ khoa học viết các bài báo đăng trên Tạp chí số đặc biệt của Viện và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Viện....

Nguồn theo: www.vawr.org.vn

Hoàn thành kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Thực hiện công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI nhiệm kỳ 2020 – 2025; đồng thời kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020); sáng 22/8, quận Thủ Đức đã tổ chức lễ công bố hoàn thành công trình bờ kè sông Sài Gòn (đoạn thuộc khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước).
Bê tông tự chèn cho nền đất yếu
Trong ảnh là những mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều được lắp ghép từ các tấm bê tông đúc sẵn, do ThS Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình biển, Viện Kỹ thuật biển, thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tại TP.HCM nghiên cứu triển khai.
Ứng dụng sáng chế vào công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lở
1. Công trình: Kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự. 2. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp. 4. Tư vấn thiết kế: Viện Kỹ thuật Biển 5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu công trình Biển 6. Chủ nhiệm công trình: Th.S Nguyễn Anh Tiến