Buổi Lễ bảo vệ luận án dưới hình thức trực tuyến qua phần mềm Zoom Cloud Meetings.
Luận án của NCS dưới sự hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Tô Văn Thanh;
GS.TS. Thiều Quang Tuấn.
Tham dự buổi Lễ bảo vệ luận án có các đại biểu gồm:
- Các thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện theo Quyết định số 299/QĐ-VKHTLVN ngày 30/6/2021 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về việc thành lập Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện do GS.TS. Lê Mạnh Hùng - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam làm Chủ tịch Hội đồng.
- Đại diện Cơ sở đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam: GS.TS. Nguyễn Tùng Phong – Phó Giám đốc Viện; PGS.TS. Phạm Hồng Cường, Phó trưởng Ban Tổ chức Hành chính phụ trách công tác đào tạo sau đại học.
- Đại diện Cơ sở đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, có PGS. TS Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện KHTL miền Nam, PGS. TS Nguyễn Nghĩa Hùng Phó Viện trưởng Viện KHTL miền Nam, Lãnh đạo Phòng Tổ chức Hành chính.
- Đến dự có 2 thầy hướng dẫn của NCS, đại diện Hội đồng Khoa học Viện, các cán bộ chủ chốt của Viện, cán bộ khoa học, các nghiên cứu sinh của Viện; gia đình và đồng nghiệp của nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tiến.
Hội đồng đánh giá luận án đã nhất trí đề nghị Cơ sở đào tạo sau đại học - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm thủ tục đề nghị công nhận học vị tiến sỹ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tiến theo quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một số thông tin khoa học chính của luận án:
a) Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình đê giảm sóng có cấu trúc lắp ghép linh hoạt bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn định hình, ứng dụng thích hợp để giảm sóng bảo vệ bờ biển bùn rừng ngập mặn bị xói lở từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên và xây dựng công thức bán thực nghiệm tính toán xác định hệ số truyền sóng của công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng biển Tây của Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Đối tượng nghiên cứu:
- Công trình đê giảm sóng có dạng kết cấu mới và cơ chế tiêu hao năng lượng sóng khi truyền qua công trình.
c) Phạm vi nghiên cứu:
- Đê giảm sóng ngầm dạng rỗng bố trí thêm hệ cọc trên đỉnh đê ngầm (trong luận án gọi là công trình đê rỗng phức hợp), công trình xây dựng trên bãi biển bùn phía trước đai rừng ngập mặn bị xói lở từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã nghiên cứu đề xuất được giải pháp công trình đê rỗng phức hợp có kết cấu mới, phi truyền thống và xây dựng được cơ sở khoa học đánh giá chức giảm sóng cho công trình, gắn với điều kiện tự nhiên đặc thù bờ biển dạng bùn rừng ngập mặn bị xói lở của vùng nghiên cứu. Bản chất kỹ thuật của giải pháp công trình đê rỗng phức hợp là sự kết hợp giữa công trình đê giảm sóng đỉnh thấp với hệ cọc trụ tròn bên trên đỉnh đê. Công trình có tính năng giảm sóng linh hoạt, cơ chế tiêu giảm sóng thuận theo tự nhiên như cây ngập mặn, giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, phạm vi ứng dụng xác định rõ ràng, đáp ứng yêu cầu thực tế bức xúc là tình trạng xói lở bờ biển và rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1- Nghiên cứu đề xuất được giải pháp công trình đê rỗng phức hợp, dạng lắp ghép linh hoạt bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn định hình. Trong đó, phần khối đế là một thân đê ngầm rỗng, tiêu hao năng lượng sóng thông qua quá trình sóng vỡ, ma sát và dòng chảy thân đê, phần hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm tiêu hao năng lượng sóng nhờ công của lực cản. Tính mới và trình độ sáng tạo của giải pháp công trình này chính là việc đề xuất bố trí linh hoạt thêm hệ cọc bên trên đỉnh đê ngầm để tăng hiệu quả giảm sóng của đê ngầm, nhưng không ngăn cản hoàn toàn sự lưu thông của nước qua tuyến đê, giúp duy trì các quá trình trao đổi chất, trao đổi nước bên trong và ngoài tuyến đê, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên vùng phụ cận, đồng thời còn có khả năng gây bồi, tạo bãi, hỗ trợ bảo tồn hay tái sinh hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu, kết cấu công trình phù hợp với địa chất nền bùn mềm yếu, khả năng chịu tải trọng kém, thi công lắp đặt nhanh, giá thành hợp lý, có khả năng luân chuyển tái sử dụng.
2- Xây dựng được công thức bán thực nghiệm dạng tổng quát tính toán xác định hệ số truyền sóng của công trình đê rỗng phức hợp:
Dưới đây là một số hình ảnh