Chủ nhật, 05-05-2024 
Menu Close Menu
Đơn vị trực thuộc > Phòng Nghiên cứu Hải dương học

PHÒNG NGHIÊN CỨU HẢI DƯƠNG HỌC trực thuộc VIỆN KỸ THUẬT BIỂN (ICOE) - VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

Tên tiếng Anh là:
RESEARCH DEPARTMENT FOR OCEANOGRAPHY
 

CHỨC NĂNG

Theo quyết định của Viện trưởng Viện Kỹ thuật Biển, Phòng Nghiên cứu Hải Dương được giao các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện các dự án điều tra cơ bản, khảo sát có liên quan đến các lĩnh vực: động lực học biển, cửa sông

- Nghiên cứu thủy động lực biển và vùng cửa sông;

- Nghiên cứu lan truyền các chất ô nhiễm, phù sa, xâm nhập mặn vùng ven biển, cửa sông;

- Nghiên cứu hình thái vùng ven biển: Động lực học và quy luật hình thái, động thái bờ biển, sự hình thành và phát triển các cồn cát ven biển;

- Nghiên cứu hoàn thiện chương trình tự động hoá xác định các thông số sóng lan truyền vào vùng nước nông, kiểm nghiệm các kết quả tính toán bằng thực nghiệm. Khai thác các chương trình hiện có trên thế giới về vấn đề này.

- Nghiên cứu các vấn đề về xói lở, bồi lấp các cửa sông, các bãi bồi vùng ven biển;

- Nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý để kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các tính toán lý thuyết và các tính toán theo mô hình toán xác định tác động của sóng đối với bờ biển Việt Nam.

- Nghiên cứu mô hình bão và những tác động của bão đối với các vùng ven biển nước ta.

- Nghiên cứu bài toán ổn định của mái đê biển; Đánh giá ảnh hưởng của công trình đê và công trình bảo vệ bờ đến môi trường và các công trình lân cận;

- Nghiên cứu các vấn đề về hải văn: sóng, gió, dòng chảy ven bờ, nước biển dâng do biến đổi khí hậu tòan cầu;- Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố động lực đến các công trình biển;

- Nghiên cứu các vấn đề về động đất và sóng thần;

- Hướng dẫn luận văn đại học, cao học, tiến sĩ trong lãnh vực thủy văn vùng ven biển, hải văn ...

- Nghiên cứu lý thuyết và mô hình sản xuất điện năng do tác động của sóng, gió, thủy triều.

- Tư vấn quy hoạch, lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công các công trình chỉnh trị sông và bờ biển.

Phạm vi hoạt động: Trong và ngoài nước.

 

LÃNH ĐẠO PHÒNG

Trưởng phòng

TS. LÊ VĂN TUẤN

Mobi:0918 454 054;

Email: levantuan.vktb@gmail.com

 

Phó trưởng phòng

ThS. Hoàng Đức Cường

 

PHÒNG NGHIÊN CỨU HẢI DƯƠNG HỌC (RESEARCH DEPARTMENT FOR OCEANOGRAPHY) là thành viên trực thuộc Viện Kỹ Thuật Biển

PHÒNG NGHIÊN CỨU HẢI DƯƠNG HỌC đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành các công tác được giao đồng thời vươn lên tầm cao mới với định hướng phát triển ngang tầm với các tổ chức nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới.

PHÒNG NGHIÊN CỨU HẢI DƯƠNG HỌC hiện có 9 cán bộ nhân viên bao gồm: 1 Tiến sỹ kỹ thuật, 4 thạc sỹ,  3 kỹ sư, 1 cử nhân khoa học chuyên ngành Công trình thủy và Hải dương học và 1 Phó giáo sư, tiến sỹ cộng tác.

 

DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU

Phòng Nghiên cứu Hải dương học được trang bị một số thiết bị chuyên ngành dùng để khảo sát thủy hải văn rất hiện đại, có khả năng đáp ứng được nhu cầu khảo sát cho vùng biển đến độ sâu 50m, có thể lập một mạng lưới các trạm đo đồng thời với độ chính xác cao phục vụ mọi nhu cầu nghiên cứu, thiết kế công trình sông, biển. Các thiết bị này được cung cấp bởi các hãng chuyên dụng của Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Trung Quốc. Sau đây là một vài hình ảnh và tính năng cơ bản của các thiết bị nói trên.

 

DANH MỤC CÁC PHẦN MỀM

 

PHẦN MỀM PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU

+ Phần mềm mô phòng dòng chảy 1 chiều MIKE 11

+ Bộ phần mềm mô phỏng trường thủy động lực bùn cát khu vực cửa sông ven biển MIKE 21 FM gồm các mô đun MIKE 21 HD; MIKE 21 NSW; MIKE 21 ST; MIKE 21 MT; MIKE 21 AD

+ Bộ các phần mềm khác: CRESSWIN; WAM; VINAWAVE; SWAN; MECCA; OilSAS; HydroGis

 

PHẦN MỀM THIẾT KẾ

+ Phần mềm tính toán địa kỹ thuật Plaxis 8.2

+ Phần mềm tính toán kết cấu SAP 2000

+ Phần mềm tính toán ổn định tổng thể Slope

+ Phần mềm tính toán thấm SEEP

+ Phần mềm tính toán ứng suất nền móng SIGMA

+ Phần mềm tính dự toán Hitoshop…

3.png

4.png

5.png

PHẦN MỀM XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT

+ Phần mềm xử lý số liệu sóng 3DACM, Flow Qwest, Discharge

+ Phần mềm xử lý số liệu thiết bị đo đạc các yếu tố dòng chảy ADCP: WINRIVER 2.0

+ Phần mềm xử lý số liệu địa hình dưới nước: HYDRO PRO

+ Phần mềm xử lý số liệu của thiết bị định vị toàn cầu GPS: TRIMBLE OFFICE; SURFER

 

DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG

Phòng Hải dương học nói riêng cũng như Viện Kỹ thuật Biển nói chung được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và có giá trị lớn. Điển hình dưới đây là một số thiết bị phòng đang quản lý gồm:

 

THIẾT BỊ ĐO SÓNG, DÒNG CHẢY 3DACM (MỸ)

Thiết kế để đo sóng & phổ sóng, lưu tốc 3-D và thủy triều. 3DACM có trọng lượng nhẹ nhưng được tích hợp đầy đủ các tính năng. Nó có khả năng kết hợp đo sóng và tốc độ dòng chảy trung bình tại thủy trực đặt máy, 1 giây cho 2 số liệu đầy đủ về sóng và dòng ở mức độ chính xác cao với một bộ điều chỉnh tự động thang vận tốc có có khả năng điều chỉnh tự động khi máy bị đặt trong trang thái bị nghiêng. Điều này cho phép sai số 1% trong mọi điều kiện động lực học.

Đặc tính:
• Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ
• Thời gian làm việc từ 10-15 ngày
• Sensor nhiệt độ và áp suất được tính hợp nhau
• La bàn bên trong/sensor lệch
• Nguồn điện bên trong
• Cài đặt chế độ làm việc, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm 3DACM.

Ứng dung:
• Đo triều và sóng biển
• Đo 3-D dòng chảy gần bờ, đo lưu lượng dòng chảy trên mặt cắt (máy Flow Qwest)
• Đặt ở đáy biển liên tục 10-15 ngày

 

THIẾT BỊ ĐO SÓNG & DÒNG CHẢY FLOW QWEST-1000 (MỸ)

FLOW QWEST-100 là sự kết hợp khoa học giữa các chức năng đo sóng, dòng chảy và đo lưu lượng ADCP. Nó có khả năng đo sóng và dòng chảy theo từng tầng thông qua phần mềm Flow Qwest, và lưu lượng dòng chảy thông qua phần mềm Discharge.

Đặc tính:
• Thời gian làm việc từ 10-15 ngày
• Sensor nhiệt độ và áp suất được tính hợp nhau
• La bàn bên trong/sensor lệch
• Nguồn điện bên trong
• Cài đặt chế độ làm việc, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm FLOW Qwest,Discharge

THIẾT BỊ ĐO DÒNG CHẢY ADCP (MỸ)

8.png

Đặc tính:
• Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ
• Thời gian làm việc tùy theo yêu cầu
• Nguồn điện ngoài
• Cài đặt chế độ làm việc bằng phần mềm WINRIVER 1.0, WINRIVER 2.0, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm ADCP, MatLab, Surfer 8

Ứng dung:
• Đo lưu tốc, lưu hướng, lưu lượng dòng chảy trên mặt cắt ngang.


THIẾT BỊ ĐO ĐỊA HÌNH NAVCOM – RT-3010s (MỸ)

Thiết bị này cho phép sử dụng quan sát và hoặc lên cấu hình cho bất kỳ bộ nhận GPS nào của NavCom thành trạm cố định hoặc di động. Nó còn cho phép người sử dụng giám sát vận hành của bộ nhận tín hiệu như trạng thái kênh (Channel Status), thông tin vị trí (Position Information), Raw Measurements (phép đo thô) và nhiều ứng dụng khác của bộ nhận tín hiệu.

Đặc tính:
• Gọn, nhẹ dễ sữ dụng
• Nguồn điện bên trong, ngoài
• Cài đặt chế độ làm việc, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Trimble office, phần mềm hydropro.

Ứng dung:
• Kết hợp máy đo sâu hồi âm đo bình đồ dưới nước thong qua phần mếm Hydropro
• Đo khống chế mốc cao độ thong qua phần mếm Trimble office

9.png

 

- THIẾT BỊ ĐO ĐỊA HÌNH WILD-T2

Thiết bị này cho phép đo bình đồ trên cạn, khoảng đo tối đa 1000 m, sai số + 1cm.

 

10.png

- THIẾT BỊ DẪN THỦY CHUẨN AP-8

11.png

Đặc tính:
• Gọn, nhẹ dễ sữ dụng
• Ảnh thuận, độ phóng đại 28x, khoảng đo ngắn nhất 0.75m, hằng số máy 100
• Độ nhạy: bọt thủy tròn 10’/2mm.

• Độ chính xác đi đi đo về/1km: +1.5mm.

• Góc đọc nhỏ nhất 1o. đoán đọc 0.1o

Ứng dung:
• Dẫn thủy chuẩn phục vụ đo bình đồ.


 

- THIẾT BỊ ĐO GIÓ, NHIỆT ĐỘ: TESTO 410-1

Đặc tính:
• Đo vận tốc bằng cánh quạt đường kính 40mm
• Giải đo 0.4~20m/s, -10~+50oC (NTC)
• Tính giá trị trung bình.
• Chức năng chốt dữ liệu, hiển thị giá trị

Ứng dụng:
• Đo vận tốc gió trung bình thời đoạn, đo gió max, min
• đo nhiệt độ không khí

12.png

 

- THIẾT BỊ ĐO ĐỘ ĐỤC OBS-5 (MỸ)

13.png

Đặc tính:
• Hệ thống laser được điều khiển bởi bộ vi xử lý
• Đo được nồng độ đến 100g/l
• Sensor độ dẫn điện, nhiệt độ và áp suất
• Truyền dữ liệu thông qua cổng RS-232

Ứng dụng:
• Giám sát nạo vét
• Khảo sát bùn cát lơ lửng
• Xác định năng suất thiết bị nạo vét

Ứng dụng:
• Đo lưu hướng và lưu tốc dòng chảy

Ngoài ra, Phòng có thể sử dụng các thiết bị khác phục vụ đo đạc khảo sát địa hình, địa chất, thủy hải văn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và các dự án sản xuất như máy đo sâu hồi âm hai tần số Echotra(ODOM), máy định vị GPS 4800…

 

KINH NGHIỆM

Trong thời gian qua, Phòng Nghiên cứu Hải Dương Học đã tham gia công tác nghiên cứu, khảo sát và thiết kế nhiều công trình chỉnh trị sông, cửa sông, ven biển: kè sông, kè biển, công trình biển, cầu tàu, nạo vét, … phục vụ cho các ngành khác nhau.

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

Lãnh đạo phòng đi khảo sát thực địa cùng với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009

Phòng Nghiên cứu Hải Dương Học với đội ngũ các nhà khoa học giỏi, nhiều kinh nghiệm kết hợp với đội ngũ nhà khoa học trẻ rất có triển vọng đã và đang triển khai nghiên cứu nhiều đề tài mang tính chiến lược phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội của các tỉnh trong cả nước. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trang thiết bị khảo sát đo đạc hiện trường hiện đại, thiết bị thí nghiệm trong phòng cùng với các phần mềm tính toán thiết kế và nghiên cứu thủy động lực dòng chảy khu vực cửa sông, ven biển và biển khơi đã giúp phòng hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu có sản phẩm được hội đồng đánh giá cao.

Dưới đây là một số đề tài điển hình mà phòng đã và đang thực hiện trong thời gian gần đây:

+ Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để bảo vệ và ổn định bờ biển tỉnh Trà Vinh( Nghiệm thu đạt loại xuất sắc năm 2009).

+ Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre.

+ Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở -bồi lấp vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục.

+ Đề tài cấp nhà nước thuộc đề tài KC-08.29: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN để ổn định lòng dẫn hạ du hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phục vụ phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ (tham gia cùng các đơn vị khác trong Viện)

(Chi tiết xem thêm trong danh mục các đề tài dự án kèm theo)

 

15.png

Sử dụng phần mềm thủy động lực tiên tiến Vinawave phục vụ công tác nghiên cứu đề tài, dự án sản xuất.


CÔNG TÁC THIẾT KẾ

Phòng Nghiên cứu Hải Dương Học có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong công tác chỉnh trị sông và bờ biển. Các cán bộ chủ chốt của phòng đã tham gia chủ trì, chủ nhiệm các dự án qui hoạch, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công nhiều công trình:

 

- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè hai trạm kiểm soát biên phòng Cả Xiêm – Á Đôn, huyện Tân Hồng và Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp
- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè cửa sông ven biển Gành Hào – thị trấn Gành Hào – tỉnh Bạc Liêu
- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh – Huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh

- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè bảo vệ bờ sông Mương Chuối – huyện Nhà Bè – Tp.Hồ Chí Minh
- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè bảo vệ bờ sông Long Toàn – huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh

- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè bảo vệ bờ Tiền – Khu công nghiệp C – Thị xã Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp

- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công Kè lấn biển Hà Tiên – thị xã Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang(tham gia)

- Lập dự án đầu tư & thiết kế bản vẽ thi công kè bảo vệ bờ kinh Xáng – Lấp Vò – thị trấn Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

16.png

Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh(giai đoạn cấp bách), xã Hiệp Thạnh, Duyên Hải, Trà Vinh

 

CÔNG TÁC KHẢO SÁT (Địa hình, địa chất, thủy hải văn)

Các công trình do Phòng Nghiên cứu Hải Dương Học thực hiện khảo sát bao gồm các công trình do các chủ đầu tư ở trong nước, nước ngoài hoặc liên doanh…. Các công trình phục vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn xây dựng công trình thủy lợi, cảng sông, cảng biển, điều tra cơ bản...

- Khảo sát địa hình thủy hải văn đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để bảo vệ và ổn định bờ biển tỉnh Trà Vinh. Năm 2006 - 2007.
- Khảo sát thủy hải văn, địa hình công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh(giai đoạn 1, giai đoạn 2) – Duyên Hải – Trà Vinh. Năm 2007 - 2009.
- Khảo sát thủy hải văn phục vụ lập dự án cảng biển Sao Mai – Bến Đình – Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2009.

 

17.png

18.png

Kè bảo vệ cửa biển Gành Hào – thị trấn Gành Hào – Đông Hải – Bạc Liêu

Kè giai đoạn cấp bách thuộc cụm công trình bảo vệ bờ sông Tiền, khu vực phường 3, phường 4 – Thị xã Sa Đéc – Tỉnh Đồng Tháp

- Khảo sát địa hình, thủy hải văn đề tài Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre. Năm 2009.

- Khảo sát địa hình, thủy hải văn đề tài Nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở -bồi lấp vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục. Năm 2009.

- Khảo sát thủy hải văn cửa sông Đồng Nai – Sài Gòn thuộc dự án điều tra cơ bản – Bộ NN&PTNT. Năm 2009.

 

19.png

20.png

Đo địa hình dưới nước bằng máy hồi âm tần số kép Echotrac của hãng ODOM(Mỹ)

Đo các yếu tố tổng hợp dòng chảy cửa sông – ven biển bằng máy ADCP

 

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU DO CÁN BỘ PHÒNG NGHIÊN CỨU HẢI DƯƠNG HỌC THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

 

I. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

STT

Tên đề tài

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc mở tuyến luồng mới Soài Rạp – Lòng Tàu cho tàu 30.000DWT lưu thông hai chiều vào cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

Tp.HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2006-2009

2

Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để bảo vệ và ổn định bờ biển tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh

2006-2009

3

Đề tài cấp thành phố: Nghiên cứu điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2008-2010

4

Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre

Bến Tre

Bộ Khoa học và Công nghệ

2009-2011

5

Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở -bồi lấp vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục

BR - Vũng Tàu

Sở Khoa học và Công nghệ Vũng Tàu

2009-2010

6

Đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ dự báo phòng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận

Trà Vinh

Bộ Khoa học và Công nghệ

2009-2011

 

II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN (QUY HOẠCH – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ)

STT

Tên dự án

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

Khảo sát, lập dự án đầu tư kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh (giai đoạn 2)

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2008-

2

Khảo sát, lập dự án đầu tư kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh (giai đoạn cấp bách)

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2007-

3

Khảo sát, lập dự án đầu tư kè sông Đồng Nai đoạn tư cầu Hóa An đến cù lao Ba Sang

Đồng Nai

Sở NN&PTNT Đồng Nai

2005-2008

4

Khảo sát và lập dự án đầu tư kè chống sạt lở tuyến biên giới VN-CPC hai trạm kiểm soát biên phòng Cả Xiêm & Á Đôn

Đồng Tháp

Sở NN&PTNT Đồng Tháp

2005-

5

Khảo sát và lập dự án đầu tư kè bảo vệ bờ tuyến kinh Xáng – Lấp Vò

Đồng Tháp

Sở NN&PTNT Đồng Tháp

2005-

6

Khảo sát và lập dự án đầu tư kè bảo vệ bờ khu công nghiệp C – Sa Đéc

Đồng Tháp

Bql các khu công nghiệp Đồng Tháp

2005-

7

Khảo sát và lập dự án đầu tư kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông Mương Chuối

Tp.HCM

Khu đường sông Tp.HCM

2003-2005

 

III. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH (THIẾT KẾ KỸ THUẬT – BẢN VẼ THI CÔNG)

STT

Tên công trình

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

TKKT – TC kè bảo vệ bờ tuyến kinh Xáng – Lấp Vò

Đồng Tháp

Sở NN&PTNT Đồng Tháp

2006-2007

2

TKKT – TC kè chống sạt lở tuyến biên giới VN-CPC hai trạm kiểm soát biên phòng Cả Xiêm & Á Đôn

Đồng Tháp

Sở NN&PTNT Đồng Tháp

2008

3

TKKT – TC Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh, Duyên Hải, Trà Vinh – giai đoạn cấp bách

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2008

4

TKKT – TC Kè bảo vệ chống xói lở cửa sông ven biển Gành Hào

Bạc Liêu

Sở NN&PTNT Bạc Liêu

2006

5

TKKT – TC Kè bảo vệ bờ rạch Thủy Tiêu Q7 – Tp.HCM

Tp.HCM

SADECO

2007

6

TKKT – TC Kè bảo vệ bờ khu công nghiệp C – Sa Đéc

Đồng Tháp

Bql các khu công nghiệp Đồng Tháp

2005

7

TKKT – TC Kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông Tiền, khu vực phường 3 – phường 4, thị xã Sa Đéc

Đồng Tháp

Sở NN&PTNT Đồng Tháp

2005-2006

8

TKKT – TC Kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông Mương Chuối

Tp.HCM

Khu đường sông Tp.HCM

2006-2007

 

IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHẢO SÁT THỦY HẢI VĂN

STT

Tên dự án

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

Đề tài nghiên cứu CSKH của việc mở tuyến luồng mới Soài Rạp – Lòng Tàu cho tàu 30.000DWT lưu thông hai chiều vào cảng Hiệp Phước

Tp. HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2006-2009

2

Đề tài Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để bảo vệ và ổn định bờ biển tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở KH & CN Trà Vinh

2006-2008

3

Dự án điều tra cơ bản cửa sông ven biển Đồng Nai – Sài Gòn(phần thủy văn: sóng, dòng chảy)

Tp.HCM

Bộ NN&PTNT

2009

4

Đề tài nghiên cứu điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tp.HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2008-2010

5

Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre

Bến Tre

Bộ Khoa học và Công nghệ

2009-2011

6

Nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở -bồi lấp vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục

Vũng Tàu

Sở Khoa học và Công nghệ Vũng Tàu

2009-2011

7

Khảo sát và lập dự án đầu tư Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh giai đoạn 2, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2009

8

Dự án: Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng Container quốc tế Vũng Tàu – Phần khảo sát thủy hải văn

Vũng Tàu

CMB

2009

9

Dự án: Đo đạc khảo sát thủy văn trên sông Thị Vải phục vụ xây dựng cảng PSA – Vũng Tàu (thầu chính CMB)

Vũng Tàu

CMB

2009

 

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

STT

Tên dự án

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

Đề tài nghiên cứu CSKH của việc mở tuyến luồng mới Soài Rạp – Lòng Tàu cho tàu 30.000DWT lưu thông hai chiều vào cảng Hiệp Phước

Tp. HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2006-2009

2

Đề tài Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để bảo vệ và ổn định bờ biển tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở KH & CN Trà Vinh

2006-2008

3

Dự án điều tra cơ bản cửa sông ven biển Đồng Nai – Sài Gòn

Tp.HCM

Bộ NN&PTNT

2009

4

Đề tài nghiên cứu điều tra, khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tp.HCM

Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

2008-2010

5

Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre

Bến Tre

Bộ Khoa học và Công nghệ

2009-2011

6

Nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng xói lở -bồi lấp vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và đề xuất các giải pháp khắc phục

Vũng Tàu

Sở Khoa học và Công nghệ Vũng Tàu

2009-2011

7

Khảo sát và lập dự án đầu tư Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh giai đoạn 1, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2007

8

Khảo sát và lập dự án đầu tư Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh giai đoạn 2, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Sở NN&PTNT Trà Vinh

2009

 

VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THẨM TRA

STT

Tên dự án

Địa điểm

Chủ đầu tư

Thời gian

1

Kè chống sạt lở ổn định bờ sông Maspero giai đoạn cấp bách (chủ trì)

Sóc Trăng

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng

2006

2

Kè chống sạt lở ổn định tuyến biên giới VN-CPC khu vực đồn biên phòng 905 và Thông Bình(chủ trì)

Đồng Tháp

BQLDA Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp

2006

3

Kè bảo vệ khu biệt thự A91 – sông Sài Gòn(chủ trì)

Tp.HCM

Cty CP và kinh doanh nhà Kim Sơn

2007

 

 

 

Khánh thành hai công trình quan trọng kè Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải và kè Cồn Nhàn, huyện Duyên Hải Tỉnh Trà Vinh - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, sáng ngày 06/10, tại ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải tổ chức lễ khánh thành hai công trình: Kè Hiệp Thạnh (thị xã Duyên Hải) và kè Cồn Nhàn (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).
Bê tông tự chèn cho nền đất yếu
Trong ảnh là những mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều được lắp ghép từ các tấm bê tông đúc sẵn, do ThS Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình biển, Viện Kỹ thuật biển, thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tại TP.HCM nghiên cứu triển khai.