Chủ nhật, 19-05-2024 
Menu Close Menu
Hoạt động KHCN > Sản phẩm KHCN nổi bật
Đánh giá mức độ bồi lắng hồ Trị An phục vụ công tác quản lý bảo vệ an toàn hồ chứa
Sử dụng nguồn số liệu khí tượng thủy văn và trầm tích đã được tiến hành đo đạc của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam vào năm 1995 và số liệu cập nhật của năm 2002, tác giả đã sử dụng mô hình thủy lực để mô phỏng chế độ dòng chảy và khả năng bồi lắng của hồ Trị An, một trong những hồ chứa lớn nhất vùng miền Đông Nam Bộ phục vụ cho mục tiêu quản lý và bảo vệ hồ chứa của vùng miền Đông Nam Bộ, nói riêng và trên cả nước, nói chung.

Hồ Trị An nằm ở bậc thang điều tiết nước cuối cùng của sông Đồng Nai và La Ngà, với diện tích lưu vực là 14.776 km2. Hồ thuỷ điện Trị An là một trong những hồ chứa lớn nhất miền Đông Nam Bộ, khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ phát điện, tưới cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và các khu công nghiệp, là công trình tham gia điều tiết gianh mặn phía hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn. Nghiên cứu đánh giá bồi lắng cho hồ Trị An có một nghĩa quan trọng trong công tác an toàn và quản lý hệ thống hồ chứa, hồ thuỷ điện vùng Đông Nam Bộ. Mức độ an toàn của hồ chứa Trị An có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản, công trình, đất đai và môi trường các thành phố phía hạ du hồ.

Việc nghiên cứu đánh giá dòng chảy và bồi lắng hồ Trị An đã có một số công trình nghiên cứu kể cả đo đạc thực địa và ứng dụng mô hình toán. Các số liệu đo đạc cho đến hiện nay vẫn chưa phản ánh được thực tế chế độ thủy văn và phù sa lơ lửng cũng như bồi lắng lòng hồ. Dựa trên kết quả đo đạc và khảo sát, tác giả đã sử dụng phương pháp mô hình toán để tính toán chế độ thủy lực, phù sa lơ lửng và bồi lắng của lòng hồ Trị An.

Dựa trên kết qủa tính toán để xây dựng bản đồ phân vùng mức độ bồi lắng lòng hồ, đánh giá khả năng bồi lắng theo từng giai đoạn trong năm từ đó dự đoán được khả năng nâng cao lòng hồ theo thời gian do ảnh hưởng của bồ lắng để có một kế hoạch quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng hồ hợp lý và an toàn.

Khánh thành hai công trình quan trọng kè Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải và kè Cồn Nhàn, huyện Duyên Hải Tỉnh Trà Vinh - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, sáng ngày 06/10, tại ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải tổ chức lễ khánh thành hai công trình: Kè Hiệp Thạnh (thị xã Duyên Hải) và kè Cồn Nhàn (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).
Bê tông tự chèn cho nền đất yếu
Trong ảnh là những mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều được lắp ghép từ các tấm bê tông đúc sẵn, do ThS Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình biển, Viện Kỹ thuật biển, thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tại TP.HCM nghiên cứu triển khai.
Ứng dụng sáng chế vào công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lở
1. Công trình: Kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự. 2. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp. 4. Tư vấn thiết kế: Viện Kỹ thuật Biển 5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu công trình Biển 6. Chủ nhiệm công trình: Th.S Nguyễn Anh Tiến