Thứ năm, 28-11-2024 
Menu Close Menu
Đào tạo & HTQT > Đào tạo
Bảo vệ luận án của NCS. Phạm Văn Tùng
Ngày 21/3/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến kỹ kỹ thuật (cấp Viện) cho nghiên cứu sinh Phạm Văn Tùng

 

Ngày 21/3/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến kỹ kỹ thuật (cấp Viện) cho nghiên cứu sinh Phạm Văn Tùng với đề tài “Nghiên cơ đề xuất chế độ nước hợp lý để phát triển rừng tràm tái sinh vườn quốc gia U Minh Thượng”. Luận án thuộc chuyên ngành Môi trường đất và nước, mã số 62 - 44 - 03 - 03. Luận án do 2 giảng viên hướng dẫn chính là PGS.TS. Lương Văn Thanhvà PGS.TS Thái Thành Lượm.

Hội đồng Đánh giá luận án chính thức (cấp Viện) được thành lập theo Quyết định số 53/QĐ-VKHTLVN ngày 24/01/2018 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam gồm 7 thành viên do PGS.TS Nguyễn Thế Quảng (Hội Thủy lợi Việt Nam) làm Chủ tịch Hội đồng; 3 Ủy viên phản biện là PGS.TS Viên Ngọc Nam (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh); GS.TS Trần Viết Ổn (Đại học Thủy lợi), TS. Trịnh Thị Long (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam).

Tham dự Lễ bảo vệ luận án có hơn 30 đại biểu. Ngoài các thành viên Hội đồng chấm luận án, còn có PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó giám đốc Viện và lãnh đạo các Ban Tổ chức Hành chính; TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Namm, PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng; các cán bộ chủ chốt, cán bộ khoa học, các nghiên cứu sinh của Viện, lãnh đạo và cán bộ Viện Kỹ thuật Biển; bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của nghiên cứu sinh, các nhà khoa học lĩnh vực thủy lợi, môi trường như GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên, GS.TS Lê Sâm, GS.TS Nguyễn Tất Đắc, PGS.TS Dương Văn Viện…

Một số thông tin khoa học chính của luận án:

a) Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng tràm tái sinh ở các mức độ ngập nước khác nhau từ sau khi cháy rừng đến nay;

- Xác định được chế độ nước hợp lý nhằm phát triển rừng tràm tái sinh và chống cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQG);

- Đề xuất được giải pháp quản lý nước phù hợp cho vùng lõi VQG.

b) Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chế độ nước phù hợp cho phát triển rừng tràm tái sinh sau cháy rừng ở VQG U Minh Thượng.

c) Phạm vi nghiên cứu: Là khu vực rừng tràm tái sinh có diện tích bị cháy năm 2002 là 3.212 ha, nằm trong khu vực vùng lõi có diện tích 8.003 ha của VQG U Minh Thượng.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

a) Ý nghĩa khoa học:

Giải quyết được vấn đề chính về chế độ nước và môi trường hệ sinh thái trên vùng đất than bùn ngập nước theo mùa đặc trưng. Kết quả nghiên cứu góp phần bảo vệ và phát triển bền vững rừng tràm ở VQG U Minh Thượng.

b) Ý nghĩa thực tiễn:

Kết qủa nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý có thêm thông tin trong phát triển bền vững ở VQG U Minh Thượng. Đề xuất chế độ nước hợp lý, đề xuất hệ thống công trình thủy lợi nhằm giúp các nhà tư vấn có thêm dữ liệu trong quản lý nước phù hợp với VQG hiện nay. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo cho quản lý ở các VQG có điều kiện tượng tự.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Xác định được chế độ nước hợp lý để phát triển rừng tràm tái sinh trên đất than bùn ở VQG U Minh Thượng làm cơ sở để điều tiết chế độ nước hợp lý. Kết quả được mô phỏng bằng bản đồ trực quan "Phân bố diện tích theo sinh cảnh ngập nước phù hợp". Lựa chọn được những thời điểm bắt đầu tích nước phù hợp để có được chế độ nước hợp lý trong cả năm, trên cơ sở tính toán tài nguyên nước từ mưa với các tần suất mưa khác nhau. Thời điểm tích nước được xác định hàng năm là khoảng từ ngày 11/9 cho năm ít nước (tần suất 75%), khoảng từ ngày 1/10 cho năm nước trung bình (tần suất 50%) và khoảng từ ngày 21/10 cho năm nhiều nước (tần suất 25%). Bước đầu đề xuất được giải pháp quản lý nước phù hợp để phát triển vùng lõi rừng tràm ở VQG. Kết quả nghiên cứu của luận án về quản lý chế độ nước hợp lý cho rừng tràm tái sinh ở VQG U Minh Thượng đã đưa vấn đề điều tiết nước cho rừng tràm các VQG khu vực Nam bộ lên mức độ cao hơn để giải quyết tốt môi trường sinh thái cho hệ sinh thái rừng tràm phát triển và phòng tránh cháy rừng vào thời kỳ mùa khô.

Với 7/7 phiếu đánh giá tán thành, Hội đồng Đánh giá luận án đã nhất trí đề nghị Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm thủ tục công nhận học vị tiến sỹ kỹ thuật cho Nghiên cứu sinh Phạm Văn Tùng theo quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dưới đây là một số hình ảnh buổi lễ.

Hoàn thành kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Thực hiện công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI nhiệm kỳ 2020 – 2025; đồng thời kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020); sáng 22/8, quận Thủ Đức đã tổ chức lễ công bố hoàn thành công trình bờ kè sông Sài Gòn (đoạn thuộc khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước).
Ứng dụng sáng chế vào công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lở
1. Công trình: Kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự. 2. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp. 4. Tư vấn thiết kế: Viện Kỹ thuật Biển 5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu công trình Biển 6. Chủ nhiệm công trình: Th.S Nguyễn Anh Tiến