GIỚI THIỆU
VIỆN KỸ THUẬT BIỂN
1. Tên tổ chức: Viện Kỹ thuật Biển
2. Địa chỉ:
658 Võ Văn Kiệt (28 Hàm Tử cũ), Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thọai: (028) 38 362 821 Fax: (028) 39 245 269
MST: 0306148081
Email: vienktb@vawr.org.vn Website: http://www.icoe.org.vn
Viện Kỹ thuật Biển có tên giao dịch tiếng Anh:
INSTITUTE OF COASTAL AND OFFSHORE ENGINEERING (Tên viết tắt là:) ICOE
3. Cơ quan chủ quản:
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4. Lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và phạm vi hoạt động của đơn vị.
- Viện Kỹ thuật Biển được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 06 tháng 11 năm 2008.
- Là thành viên của Viện KHTLVN, Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo và hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về kỹ thuật biển, môi trường vùng ven biển, cửa sông và hải đảo trong phạm vi cả nước.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ 1978 từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển đã thực hiện nhiều đề tài, dự án trong nước và các dự án hợp tác với nước ngoài cùng với đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu về động lực học, hình thái sông, cửa sông, ven biển, hải đảo, nghiên cứu, tư vấn về các giải pháp bảo vệ bờ, đánh giá tác động môi trường …
- Viện Kỹ thuật Biển hiện có Phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại phân tích nước, đất đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp Quốc gia với dấu LAS-282 được chuyển từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sang theo Quyết định điều động số 246/QĐ-VKHTLVN-TCHC ngày 30/9/2008 của Thứ trưởng/Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và được sử dụng Phòng thí nghiệm tổng hợp của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam để nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phối hợp với phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực thuỷ động lực biển và đới bờ (theo quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật Biển).
5. Những đóng góp quan trọng của Viện Kỹ thuật Biển những năm qua
- Các đề tài nghiên cứu do Viện thực hiện đều được nghiệm thu từ loại khá trở lên, đã được áp dụng vào sản xuất, đóng góp có ý nghĩa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam những năm qua. Viện đã có nhiều đóng góp vào những thành tựu chung của KHCN thủy lợi 20 năm đổi mới.
- Với số lượng hàng trăm bài báo đã được đăng trên các tạp chí, đặc san uy tín trong, ngoài nước. Đây là một kết quả đáng ghi nhận của 1 đơn vị mới thành lập.
- Ứng dụng các phần mềm trong thiết kế công trình; giải pháp thiết kế và thi công tạo mái bằng bao tải cát, vải địa kỹ thuật, thảm đá, mảng mềm TAC 178, cừ bê tông dự ứng lực xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL và các tỉnh phía Nam; ứng dụng các phần mềm trong nghiên cứu dự báo sạt lở, bồi tụ Kết quả dự báo đã kịp thời giúp cho các nhà quản lý và các địa phương có kế hoạch di dời, lập hành lang ổn định, hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra.
- Viện cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 02 Bằng độc quyền sáng chế cho kết cấu mảng mềm tự chèn, đã có phát huy tác dụng trong bảo vệ bờ sông và bờ biển và giành được giải nhất Hội thi sáng tạo KHCN Tp Hồ Chí Minh 2010.
6. Định hướng phát triển của đơn vị
- Xây dựng và phát triển Viện Kỹ thuật Biển trở thành Viện chuyên đề của Viện KHTLVN có đủ năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và dịch vụ KHCN ngang tầm khu vực; có cơ sở vật chất và đội ngũ CBNV đủ mạnh, phục vụ công cuộc khai thác bền vững và bảo vệ vùng biển VN bao gồm: đới bờ ven biển, các cửa sông và mạng lưới sông chịu ảnh hưởng của biển, các hải đảo và vùng biển khơi thuộc lãnh hải VN.
- Viện coi chiến lược phát triển của Viện thực chất là phát triển giá trị khác biệt của Viện hay phát triển lợi thế cạnh tranh về tiềm lực, đặc biệt là tiềm lực con người và tiềm lực Khoa học công nghệ so với các đối tác hoạt động trong cùng lĩnh vực, để đạt được các mục tiêu nêu trên.
6.1. Về xây dựng đội ngũ
Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu theo các tiêu chí của Viện (trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, số công trình đăng tải và sản phẩm khoa học công nghệ cụ thể). Phấn đấu đến năm 2020 Viện có được một số cán bộ đầu ngành về 4 lĩnh vực chiến lược của Viện và trở thành cơ sở đào tạo, chuyển giao về các lĩnh vực nghiên cứu này vào năm 2030.
6.2. Về Khoa học công nghệ
Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu chiến lược của Viện: Nghiên cứu Khoa học về Hải dương học ứng dụng; Nghiên cứu Khoa học về môi trường biển và tác động của biến đổi khí hậu; Nghiên cứu Khoa học về Công trình Biển; Nghiên cứu Nghiên cứu Khoa học về Khai thác tài nguyên biển và đới bời.
6.3. Về sản xuất kinh doanh và dịch vụ KHCN
- Đẩy mạnh công tác Marketing về dịch vụ và kinh doanh của Viện;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng công trình Biển, bảo vệ môi trường Biển, khai thác tài nguyên biển và đới bờ,...;.
- Nâng cao thương hiệu của Viện Kỹ thuật Biển.
6.4. Về hợp tác đối ngoại
- Tiếp cận trình độ Khoa học Công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới;
- Hợp tác quốc tế bình đẳng trong các hoạt động KHCN, đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao nội lực và đem lại nguồn thu choViện;
- Phấn đấu trong mỗi giai đoạn phát triển (5 năm) tạo lập được một số dự án HTQT song phương hoặc thông qua con đường Bộ, ngành có liên quan;
- Phối hợp hiệu quả với đơn vị trong và ngoài Viện.
6.5. Về đào tạo
- Phấn đấu tất cả cán bộ ở các đơn vị nghiên cứu phải có đủ các tiêu chuẩn về cán bộ nghiên cứu của Viện, đọc và dịch tốt một ngoại ngữ và có thể tham dự Hội thảo bằng tiếng Anh; đến năm 2020 tỉ lệ cán bộ ở các đơn vị nghiên cứu có trình độ sau Đại học đạt 70%, trình độ Tiến sĩ đạt 20-25%.
7. Nhân sự của Viện
BẢNG THỐNG KÊ NHÂN SỰ
TRÌNH ĐỘ |
SỐ LƯỢNG (Người) |
PGS.TS |
1 |
Tiến sĩ | 4 |
NCS |
2 |
Thạc sĩ |
18 |
Đại Học |
31 |
Trình độ khác |
1 |
Tổng số |
57 |